Các hạ tầng giao thông xung quanh dự án được biết đến như là một yếu tố giúp dự án đó tăng giá trị. Điển hình như dự án Metro từ lâu đã được biết đến như yếu tố kích thích sự phát triển đô thị của các thành phố trên thế giới. Giá đất ở gần khu vực này cũng cao hơn so với mặt bằng nhờ đáp ứng được nhu cầu kết nối và thuận tiện của người dân khi sử dụng hình thức giao thông hiện đại này.
Cũng như các thành phố có hệ thống Metro hình thành lâu đời trên thế giới như Luân Đôn và New York, giá bất động sản gần metro ở các thành phố lớn của châu Á nói chung và TP.HCM nói riêng cũng đang tăng giá khá nhanh.
Theo báo cáo “Hướng về phía Đông: Sự mở rộng của TP HCM” của CBRE, khi Metro ở quận Dallas thuộc bang Texas đưa vào hoạt động vào năm 2002, chỉ trong 10 năm nguồn cung nhà ở tuyến tàu điện này tăng 18,7%, trong khi có địa điểm xa hơn chỉ tăng 4% và 10%.
Tại Áo, trong 10 năm, nguồn cung căn hộ gần hệ thống metro S-Bahn tăng 18,7%, trong khi đó các vị trí xa chỉ tăng 4%. Theo CBRE, chỉ trong vòng 10 năm, từ 1985 đến 1995, có đến 25% số lượng văn phòng, 13% số lượng các khu thương mại và 25% số lượng các dự án nhà ở mọc lên dọc theo hệ thống đường sắt Nantes Tramway ở Pháp.
Sau khi hệ thống metro tại châu Mỹ, châu Âu hình thành, các thành phố lớn ở châu Á như Hongkong, Singapore, Bangkok, Manila, Tokyo cũng bắt đầu khởi công tuyến Metro mở ra một thị trường bất động sản đầy tiềm năng.
Theo thống kê, các dự án ở gần tuyến metro thường có giá bán và cho thuê cao hơn các dự án khác nhờ sự tiện lợi. Tại châu Á, CBRE thống kê rằng tại thị trường châu Á, giá nhà gần hệ thống giao thông công cộng cao hơn mặt bằng chung từ 6-25%.
Cũng theo CBRE, nguồn cung căn hộ mới tại khu đông TP.HCM được dự đoán tăng 1,5% mỗi năm từ năm 2020 đến 2025 (tương đương 15.000-16.000 căn hộ). Lý giải điều này, đơn vị đã chỉ ra nhờ vào sự hoàn thiện của hạ tầng, trong đó có tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
Dù nguồn cung tăng, giá bán sơ cấp của các dự án mới gần tuyến metro cũng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. CBRE chỉ ra tốc độ tăng giá tại khu Đông kể từ khi tuyến metro số 1 được đẩy mạnh xây dựng từ 2015, đặc biệt là Quận 2. Và từ năm 2018, giá trên thị trường thứ cấp đã tăng đáng kể khi tuyến metro dần hoàn thiện với mức cháo giá cao hơn 25-75% giá khởi điểm.
Số liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy giá bán trung bình của các dự án tại TP.HCM trong vòng ba năm tăng 9-10%. Trong đó các dự án gần metro tăng hơn so với mức trung bình này, thậm chí đến 20%/ 1 năm.
Một chuyên gia bất động sản nhận định, giá bất động sản ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Kinh tế phát triển tốt và chính trị ổn định giúp Việt Nam trở thành nơi an toàn để đầu tư và thu lợi nhuận chỉ sau vài năm. Giá đất gần metro tại TP HCM đang tăng khá mạnh. Hiện tại giá căn hộ có vẻ tăng chậm lại, nhưng hứa hẹn tiếp tục bứt phá khi tuyến metro hoạt động.
Một đại diện JLL Việt Nam cũng cho biết bất động sản dọc theo tuyến Metro đã thu hút được nhiều nhà đầu tư từ rất sớm, đỉnh điểm là năm 2015 khi có gần 10.000 căn hộ dọc tuyến metro được mở bán.
Hiện nay, tại TP HCM có 26 dự án căn hộ hiện hữu dọc tuyến metro số 1, trải dài qua các quận của thành phố như quận 1, Bình Thạnh và thành phố Thủ Đức. Trong số đó có 23 dự án đã hoàn thành, 3 dự án đang xây dựng và dự kiến hoàn thành trong vài năm tới.
Trong số đó, LUMIÈRE Riverside tại Thảo Điền, quận 2 đang gây được tiếng vang lớn trên thị trường. Nhà phát triển Masterise Homes đã trang bị hệ thống cửa kính đặc biệt có hai lớp chống ồn và chống rung cho tất cả các căn hộ có mặt hướng về tuyến metro. Đây cũng là dự án phức hợp hạng sang áp dụng công nghệ xây dựng cao cấp này nhằm mang đến trải nghiệm sống trọn vẹn cho cư dân tương lai.
Một số chuyên gia nhận định rằng sức nóng của thị trường căn hộ gần metro một phần được tạo ra do yếu tố tâm lý, đồng thời metro cũng là phương tiện giao thông thuận tiện trong di chuyển, vì vậy nên mới có tiềm năng tăng giá cao. Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên vẫn chưa đi vào hoạt động nên tiềm năng tăng giá của thị trường nhà ở dọc dự án này sẽ còn tăng trong tương lai.