Nội dung chính
Skyline Real | UBND tỉnh Đồng Nai vừa kiến nghị lên thủ Tướng về việc mở rộng từ 10-12 làn xe đối với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Ùn tắc giao thông trên đường cao tốc
Ông Bùi Văn Quản (chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM) cho biết ” Tỉnh Đồng Nai cho rằng đoạn quốc lộ 51 đến TP.HCM hiện nay thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm và lễ, tết trong khi tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng trong tình trạng quá tải. Việc mở thêm làn trên đường cao tốc này cũng nhằm đảm bảo kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào khai thác “.
Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài khoảng 55km thông xe toàn tuyến (giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp) đã rút ngắn khoảng cách từ huyện Long Thành đến TPHCM còn 20 phút thay vì 60 phút như trước, và từ TP đi Vũng Tàu chỉ còn 1 giờ đồng hồ. Người dân rất phấn khởi vì đã tiết kiệm được nhiều thời gian để đến các tỉnh liền kề và TPHCM.
Đường cao tốc cũng rút ngắn khoảng cách 20km và 1 giờ đồng hồ từ TPHCM đến ngã ba Dầu Giây, đồng thời cũng giảm từ 20-30% chi phí vận tải.
Tuy nhiên trong một vài năm tới đây, đường cao tốc trở nên ùn tắc. Chị Quỳnh là nhân viên của nhà máy cho biết :” Công ty chị đã chuyển xưởng lắp ráp qua huyện Long Thành khi đường cao tốc hoàn thành vì quỹ đất rộng và giá cho thuê rẻ, lại rút ngắn thời gian nhiều. Thường thì thời gian công ty đưa đón từ TPHCM đến nơi làm việc là 30 phút”.
Chị chia sẽ thêm: ” Thời gian gần đây xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là các buổi xế chiều, có khi mất vài tiếng để xe công ty đưa tới nhà, ảnh hưởng đến công việc gia đình như cơm nước, đưa đón con nhỏ đi học về.”
Theo tài xế xe tải Anh Tuấn : “Được cho tốc độ chạy lên đến 120km/h nhưng có những lúc chạy có 50km/h vì xe quá nhiều, đôi khi kẹt cứng hàng giờ”.
Ông Võ Tấn Đức – chủ tịch UBND huyện Long Thành – cho biết: “Việc đưa đường cao tốc vào sử dụng rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, việc thiết kế nút giao thông tại khu vực vòng xoay ở địa bàn huyện chưa phù hợp nên xe cộ qua lại đây thường xuyên ùn tắc, tai nạn giao thông”.
Theo thống kê của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, từ năm 2015 cao tốc ghi nhận từ 10 triệu lượt xe tăng lên 16.5 triệu lượt xe và chưa dừng lại ở đó, các tuyến đường trọng điểm phía Nam thường xuyên đông đúc, ùn tắc xe.
Riêng các tuyến cao tốc phía TPHCM, các xe thường xuyên bị kẹt ở các tuyến đầu 20km và chậm trễ nhiều giờ. Các vị trí như trạm Long Phước, nhánh D – quốc lộ 50, trạm Dầu Giây, các tuyến nối vào quốc lộ 51, đường Mai Chí Thọ, Võ Chí Công thường xảy ra ùn tắc nhất.
Kiến nghị mở rộng 12 làn xe
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), với quy mô 4 làn xe, hiện tuyến cao tốc này đang có hiện tượng quá tải, thường xuyên bị ùn tắc do lưu lượng xe trên tuyến ngày càng tăng. Vì vậy cần có những phương án giải quyết vấn đề này để phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
“Sau khi Đồng Nai có kiến nghị mở rộng lên 10 – 12 làn đường trên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bộ GTVT cũng đã có văn bản giao cho đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư mở rộng đường cao tốc này”. – ông Từ Nam Thành – giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai.
Ông Bùi Văn Quản – chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM – cho rằng : “TP.HCM là đầu mối trung chuyển hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự hình thành cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thời gian qua đã giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, chừng đó cũng chưa đủ bởi hiện nay các tuyến đường về miền Đông vẫn đang quá tải, doanh nghiệp đang đối diện với nỗi lo ách tắc từng ngày”.
Ông Quản phân tích thêm :”Tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm như hiện nay đã làm các doanh nghiệp vận tải đội chi phí rất nhiều. Cụ thể, chở một chuyến hàng về các tỉnh miền Đông nếu đường thông thoáng chỉ mất vài giờ nhưng có khi kẹt xe mất thời gian gấp đôi. Đó là chưa kể kẹt xe làm trễ nhịp giao hàng, các đối tác đôi lúc còn bắt chờ đến ngày hôm sau mới dỡ hàng”.
Tập đoàn Novaland muốn đầu tư hạ tầng giao thông
Tập đoàn Novaland vừa qua đã có về mong muốn đầu tư làm tuyến đường liên vùng 4 kết nối giao thông vùng có chiều dài khoảng 45km, quy mô mặt đường rộng 40m, có cầu vắt qua sông Đồng Nai với tổng kinh phí dự kiến khoảng 6.621 tỉ đồng, bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng.
Đại diện tập đoàn này cho biết : ” Mục đích đầu tư của chúng tôi nhằm tăng tính kết nối giao thông vùng, giảm tải cho các trục giao thông huyết mạch như quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây”.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, Novaland đã đưa ra ba phương án để kết nối giao thông đường vành đai 3 – TP.HCM đến quốc lộ 51 và quốc lộ 20.
Phương án 1, điểm đầu dự án kết nối với đường vành đai 3 tại P.Long Thạnh Mỹ (Q.9, TP.HCM) và điểm cuối là ngã tư Dầu Giây (H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai). Phương án này đi theo hướng đông cắt qua sông Đồng Nai, qua Khu công nghiệp An Phước nối vào quốc lộ 51 (13,5km), sau đó đi theo đường ĐT 769 để kết nối vào quốc lộ 20 (41,5km).
Phương án 2, hướng tuyến cũng từ khu vực Q.9 đến cuối ngã tư Dầu Giây, cắt qua sông Đồng Nai rồi qua đường ĐT 777, cắt quốc lộ 51 và kết nối vào quốc lộ 20 với tổng chiều dài khoảng 42,5km.
Phương án 3, cũng bắt đầu từ P.Long Thạnh Mỹ, Q.9 tương tự hai phương án trên nhưng đi vòng, né Khu công nghiệp An Phước rồi kết nối quốc lộ 51, quốc lộ 20 với tổng chiều dài 57,7 km.
Các địa phương và Novaland bàn bạc đều thống nhất chọn phương án 2 vì tránh được nhiều trường học và khu dân cư.
Ông Từ Nam Thành – giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai – cho biết: “Vừa qua, Sở GTVT đã đề nghị Novaland khảo sát, xây dựng phương án tuyến trên hệ tọa độ để các ngành liên quan chồng ghép các bản đồ quy hoạch địa phương, đồng thời cập nhật quy hoạch giao thông của vùng để mang lại hiệu quả kết nối giao thông cao nhất”.
Phía Đồng Nai cũng vừa đề nghị Novaland làm việc với TP.HCM để lấy ý kiến về vị trí kết nối giao thông giữa hai địa phương Đồng Nai, TP.HCM nhằm thực hiện dự án”.
Việc đầu tư của Novaland giúp tăng giá trị của dự án Aqua City là một trong những dự án khủng của tập đoàn này
Giới thiệu sơ lược về dự án Aqua City của Novaland
Dự án Aqua City toạ lạc ở phía Đông TPHCM, là dự án có vị trí thuận lợi về tự nhiên cũng như các điểm giao thông như nằm ở mặt tiền Hương Lộ 2, dự kiến khi đường Hương Lộ 2 hoàn thành bắt vào cao tốc HCM- Long Thành – Dầu Giây thì từ dự án Aqua City về TPHCM chỉ mất khoảng 15 phút.
Nắm lấy lợi thế về mặt tự nhiên, dự án Aqua City dành hơn 70% cho diện tích mảng xanh, cùng với đó là tích hợp các giải pháp ứng dụng công nghệ để bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng mặt trời cho các tiện ích công cộng, hệ thống thu gom và phân loại rác thải thân thiện với môi trường, camera nhận diện người lạ. Xứng đáng là dự án “đắc địa về vị trí, đắc giá về tầm nhìn tương lai”.
Ngoài sở hữu vị trí đắc địa, dự án Aqua City còn sở hữu những tiện ích nội khu và ngoại khu hiện đại, đẳng cấp từ giáo dục y tế, thể thao, cho đến mua sắm, giải trí,…
Đặc biết phải kể đến trung tâm phức hợp giải trí đa năng trong nhà Aqua Arena có sức chứa lên đến 11.000 chỗ ngồi, bên cạnh đó là trung tâm thể thao đa năng quy mô lên đến hơn 2,2 ha, và bến du thuyền 5 sao. Ngoài ra còn có các tiện ích phục vụ “tại cửa” như bệnh viện, trường học chuẩn quốc tế, trung tâm thương mại nổi tiếng, các hồ bơi chuẩn Resort,…
Với những điểm nổi bật trên dự án Aqua City xứng đáng là dự án đắc địa về vị trí, đắc giá về tầm nhìn.