Nội dung chính
Thủ Đức là thành phố được sáp nhập của ba quận Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Bài viết này Skyline Real sẽ cập nhật bản đồ thành phố Thủ Đức, quy hoạch chi tiết mới nhất để khách hàng có thể nắm rõ nhiều thông tin hơn.
Vị trí địa lý Thành phố Thủ Đức trên bản đồ
Thông số chi tiết Thành phố Thủ Đức
- Diện tích: 221,5 km2
- Dân số: hơn 1 triệu người
- Mật độ dân số: 4,792 người/km²
- Gồm 34 phường : An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ. (Theo Wikipedia)
Lịch sử hình thành:
Thủ Đức là thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Thành phố mới Thủ Đức có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối giao thông huyết mạch giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực hạt nhân dẫn dắt nền kinh tế của TP.HCM.
Chiều ngày 9/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM với tỷ lệ tán thành là 100%. Nghị quyết được đưa ra dựa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 quận gồm: Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Thành phố Thủ Đức sát nhập 3 quận cũ là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
Tiếp giáp với các quận trong TP.HCM:
- Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai
- Phía tây giáp Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
- Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)
- Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Bản đồ quy hoạch Thành phố Thủ Đức mới nhất 2021
6 khu chức năng chính của Thành phố Thủ Đức:
- Khu đô thị Thủ Thiêm là trung tâm tài chính và kinh doanh mới của khu vực.
- Khu làng Đại học Quốc gia TP.HCM là nơi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.
- Khu công nghệ cao quận 9 định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa.
- Khu đô thị thông minh Trường Thọ sẽ ứng dụng quản lý công nghệ cao.
- Khu Rạch Chiếc là trung tâm thể thao và sức khỏe.
- Khu đô thị sinh thái Tam Đa là nơi tạo điều kiện phát triển đô thị sáng tạo.
Sa bàn quy hoạch Thành phố Thủ Đức
Bản đồ thành phố Thủ Đức quy hoạch mới nhất 7/2021
Cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Thủ Đức
Hạ tầng giao thông phía Đông TP.HCM đang được rót vốn nhiều nhất, trong đó có những công trình trọng điểm phát triển kinh tế khu vực như:
- Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dự kiến được đi vào hoạt động từ cuối năm 2021.
- Đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch) đang được bàn giao mặt bằng và thi công một số đoạn.
- Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL1K, XLHN, đường Vành đai 2…
- Những tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn, Đồng Nai cũng được đầu tư phát triển.
Từ năm 2020-2022, Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM sẽ tiếp tục triển khai, nâng cấp các hạ tầng dưới đây, khiến cho tiềm năng của Thành phố Thủ Đức ngày một giá trị hơn:
- Mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 4m;
- Xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái);
- Xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2;
- Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy) với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng từ ngân sách, riêng tiền giải phóng mặt bằng là hơn 850 tỷ đồng