Bất động sản phía Đông TP.HCM tăng nhiệt theo hạ tầng kết nối liên vùng

Hạ tầng phía Đông TP.HCM tăng nhiệt

Tại kì họp thứ 21 của HĐND TP.HCM khoá IX ngày 12/10, các đại biểu có mặt đã biểu quyết thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại thành phố giai đoạn 2019-2021, bao gồm cả việc thành lập TP. Thủ Đức. TP. Thủ Đức trong tương lai sẽ có diện tích hơn 211 km2 và dân số hơn 1 triệu người sau khi thực hiện sáp nhập 3 Quận 2,9 và Thủ Đức.

TP.HCM cho rằng ở Thủ Đức có nhiều tiềm năng phát triển thành một khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, điển hình như Khu công nghệ cao (giai đoạn 2010-2020 thu hút hơn 7 tỷ USD đầu tư và xuất khẩu 77 tỷ USD); Cụm đại học phía Đông thành phố (hơn 100.000 sinh viên, 2.000 giảng viên trình độ tiến sĩ); Đường vành đai 3; Metro số 1, Khu đô thị mới Thủ Thiêm – được quy hoạch là trung tâm tài chính tương lai; Cảng container Cát Lái lớn nhất nước…

Toàn tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã đạt 76% khối lượng thi công và dự kiến được đưa vào vận hành khai thác cuối năm 2021

Toàn tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã đạt 76% khối lượng thi công và dự kiến được đưa vào vận hành khai thác cuối năm 2021

Dự kiến rằng thành phố mới Thủ Đức sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP.HCM và chiếm khoảng 7% GDP( tổng sản phẩm nội địa) của cả nước. Thủ Đức còn là nơi được xem là “hạt nhân” thúc đẩy nền kinh tế TP.HCM nói riêng và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Các chuyên gia nhận định rằng, nhờ lợi thế về hạ tầng và quy hoạch phát triển vùng đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại nhiều động lực, cơ hội phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế – xã hội cho khu vực phía Đông TP.HCM.

Đồng Nai là khu vực nằm tại cửa ngõ của phía Đông TP.HCM và là cửa ngõ của các tỉnh miền Nam được các chuyên gia nhận định sẽ là một trong các khu vực có sự thay đổi mạnh mẽ nhất với lợi thế trụ cột vốn có về thu hút FPI, nguồn nhân lực chất lượng cao và đáng chú ý là hạ tầng liên kết giao thông liên vùng đồng bộ.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã chính thức khởi công ngày 30/9

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã chính thức khởi công ngày 30/9

Những dự án trọng điểm quốc gia đang được thực hiện và chuẩn bị đầu tư đồng bộ như: Mở rộng tuyến đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Liên Khương… Đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Long Thành ( Dự kiến hoàn thành 2025) sẽ tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh của tỉnh và các khu vực liền kề.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng đang đẩy nhanh về các công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh để hoàn thiện trục giao thông kết nối giữa Đồng Nai với TP.HCM như sân bay Long Thành được đưa vào vận hành như khởi công cầu Vàm Cái Sứt thuộc tuyến Hương Lộ kết nối trực tiếp Quốc lộ 51 vào cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây

Cầu Vàm Cái Sứt thuộc Hương lộ 2 - trục kết nối quan trọng giữa Đồng Nai với TP HCM tạo nên sự đồng bộ khi sân bay Long Thành đưa vào vận hành - đã được khởi công ngày 02/10

Cầu Vàm Cái Sứt thuộc Hương lộ 2 – trục kết nối quan trọng giữa Đồng Nai với TP HCM tạo nên sự đồng bộ khi sân bay Long Thành đưa vào vận hành – đã được khởi công ngày 02/10

Đồng Nai đang là điểm đến hấp dẫn của những tập đoàn BĐS hàng đầu Việt Nam với những dự án an cư và khu đô thị được quy hoạch bài bản. Đơn cử nha Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City của tập đoàn Novaland với quy mô 1.000ha toạ lạc tại khu Đông TP.HCM.

Mới đây, Đồng Nai cũng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xin làm chủ đầu tư xây dựng hai tuyến đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với Quốc lộ 51 và cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tổng kinh phí thực hiện hai tuyến đường này dự kiến hơn 4.800 tỷ đồng.

Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City

Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City với 70% diện tích mảng xanh, hạ tầng và tiện ích

Theo các chuyên gia, Aqua City hấp dẫn khách hàng nhờ chi một lượng tiền đầu tư không nhỏ vào các sản phẩm nhà phố, shophouse, biệt thự sinh thái bởi lợi thế không gian xanh cùng các tiện ích, dịch vụ cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu an cư từ giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí,…

Theo đơn vị nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam, sự bùng nổ hạ tầng giao thông phía Đông Sài Gòn trong những năm gần đây chính là bước đệm lớn cho sự chuyển mình mạnh mẽ của khu vực này.

Hệ thống tiện ích nội khu đẳng cấp đáp ứng nhu cầu an cư hiện đại

Hệ thống tiện ích nội khu đẳng cấp đáp ứng nhu cầu an cư hiện đại

Bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc Điều hành, CBRE Việt Nam nhận định: “Trongbối cảnh Covid-19 và tác động lâu dài của vấn đề cấp phép, số lượng dự án mới ngày càng khan hiếm trên thị trường, các chủ đầu tư uy tín có sản phẩm trong giai đoạn này sẽ được thị trường đón nhận tích cực và tên tuổi được đẩy mạnh”.

Bà Hằng cũng chia sẽ thêm: “Về phía người mua nhà, những dự án tốt nằm tại các đại đô thị với tiện ích hoàn thiện sẽ là sự lựa chọn ưu tiên. Cùng với đó, dự án được đầu tư bởi những chủ đầu tư lớn với tên tuổi đã được khẳng định trên thị trường sẽ tiếp tục tạo niềm tin cho người mua nhà cuối năm”.